CHIA SẺ

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017

CÂY LỘC VỪNG NÊN TRỒNG Ở ĐÂU?

Lộc Vừng là loại Cây Kiểng Đẹp vì thế nó được ưa chuộng trồng ở nhiều nơi trên cả nước, từ những Chậu Lộc Vừng trồng làm kiểng trong Sân Vườn, Biệt Thự đến những công trình Chung Cư, Đô Thị…từ Bắc vào Nam đều có mặt Cây Lộc Vừng. Trồng Lộc Vừng rất dễ, song để Lộc Vừng phát triển và cho hoa đẹp người trồng cây nên chú ý điều kiện sống cho Cây Lộc Vừng.



Cây Lộc Vừng nên trồng ở đâu

Chọn đất và vị trí trồng Lộc Vừng

Đất trồng Lộc Vừng tốt nhất là đất thịt màu trộn với một ít tro trấu, phân chuồng khoai mục. Khi chọn chậu trồng thì các bạn nên chú ý là chọn chậu có lỗ thoát nước đễ tránh cây bị úng nước và thối rễ.

Trong kiến trúc xây dựng của người Á Đông, ngoài việc xây nhà theo lối kiến trúc cho hợp phong thủy thì khoảng sân trước nhà hay gọi là mặt tiền cũng được gia chủ chú ý cho trồng nhiều cây xanh để không gian luôn được mát mẻ, tràn đầy sức sống. Cây Lộc Vừng không chỉ tôn lên cảnh quan đẹp mà còn mang lại nhiều may mắn thịnh vượng cho mọi người thân trong gia đình bạn.


Chọn đất và vị trí trồng Lộc Vừng

Lộc Vừng là loài cây có thân gỗ lâu năm, lại không nằm trong nhóm cây kiên kị nên nhất định phải trồng ngày trước sân nhà. Bên cạnh đó, dù thân cao lớn cây cũng không cản gió mát lành vào nhà. Các bạn nên lưu ý nếu đã trồng một Cây Lộc Vừng thì nên kết hợp với vài ba cây cổ thụ khác cho đúng phong thủy và lời kiêng “Không trồng duy nhất một cây cổ thụ”.

Trồng Lộc Vừng ở nơi có ánh sáng và đủ nước

Trồng Lộc Vừng cũng giống như trồng các loài cây cảnh khác, chúng ta phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, ánh sáng cho cây phát triển.

Tưới nước đầy đủ: Lúc mới trồng Lộc Vừng bạn nên tưới nước vừa phải để giữ độ ẩm cho cây phát triển rễ. Sau khi cây phát triển mạnh, ta tưới nước thoải mái cho cây phát triển nhưng không được để ứ nước trong chậu.


Trồng Lộc Vừng ở nơi có ánh sáng và đủ nước

Cây Lộc Vừng là loài cây ưa sáng, nên khi trồng thì phải đặt chậu ở nơi có đầy đủ ánh nắng. Cây trồng trong chậu nên rất cần nhiều chất dinh dưỡng, nên chúng ta thường xuyên bón phân cho cây, phân bón tốt cho cây là phân hữu cơ và DAP để giúp cho cây dễ sinh trưởng. Để cây Lộc Vừng ra hoa bền và lâu chúng ta bón thêm phân NPK, rãi xung quanh gốc cây sau đó dùng đất lắp lại.

Cây phát triển tốt sẽ cho hoa đẹp, đem đến sự hài hòa cho ngôi nhà của bạn, đem đến sự tài lộc cho gia chủ, sự thịnh vượng hạnh phúc cho mỗi gia đình.

Related Posts:

  • TRỒNG CÂY LỘC VỪNG CÓ Ý NGHĨA GÌ?Cây Lộc Vừng hay còn gọi là cây Mưng, cây có tên khoa học Barringtoria Acutangula Gaertn – Barrtngtonia Ocutangulag. Cây Lộc Vừng nằm trong bộ tam đa sinh vật cảnh (Vạn Tuế ứng với Thọ, Lộc Vừng ứng với Lộc và Sung ứng với sự… Read More
  • CÁCH TRỒNG CÂY LỘC VỪNG MỚI BỨNG Lộc Vừng là một loại cây ưa sáng, dễ trồng, nếu trồng cây con có bầu thì tỷ lệ sống rất cao. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người có xu hướng tìm mua Cây Lộc Vừng làm cảnh…không thể đem theo bầu đất nặng nề, cồng kềnh, hoặc đất b… Read More
  • CÂY LỘC VỪNG BỊ SÂU PHẢI LÀM SAO?Sâu Đục Thân là một trong những bệnh thường gặp trên nhiều loại Cây Cảnh, Cây Ăn Trái…Sâu Đục Thân có nhiều loại, nhưng đặc trưng của chúng đều là ăn hết lớp lõi gỗ bên trong cây, khiến cây yếu dễ đổ gãy và ngăn cản quá trình… Read More
  • KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LỘC VỪNGĐể trồng được một cây Lộc Vừng là điều không quá khó. Thế nhưng để giúp cho cây Lộc Vừng có thể sống khỏe mạnh, ra hoa đều đặn là điều không phải ai cũng có thể làm được. Cây Lộc Vừng tượng trưng cho lộc, mang đến may mắn và… Read More
  • CÂY LỘC VỪNG CÓ MẤY LOẠI KHÁC NHAUỞ Việt Nam Cây Lộc Vừng có nhiều loại khác nhau, nhưng có dạng hình tương tự nhau với nhiều tên gọi khác nhau như: Lộc Vừng (Miền Bắc), Cây Mưng (Miền Trung), Cây Chiếc, Cây Rau Vừng (Miền Nam). Cây Chiếc hay Rau Vừng… Read More