Cây Lộc Vừng
Tên phổ thông : Lộc Vừng, Chiếc, Lộc Mưng
Tên khoa học : Barringtonia acutangula
Họ thực vật : Dâu tằm – Moraceae
Nguồn gốc xuất xứ : Nam Á và Bắc Úc
Phân bổ ở Việt Nam : rộng khắp từ Bắc tới Nam, ra tới Côn Đảo.
A. Đặc điểm hình thái:
Thân, tán , lá: Thân và gốc đẹp. Là cây gỗ lớn, thường xanh, vỏ màu nâu xám, nứt dọc khá sâu. Lá hình trái xoan hay mác ngược, đỉnh tù hay nhọn, gốc thót dài, mép có răng nhỏ, khi non có màu đỏ hồng.
Hoa, quả, hạt: Cụm hoa hình chùm dài, mang nhiều hoa.Hoa thường có màu đỏ, khi nở có hương thơm. Hoa lưỡng tính, cánh đài hình ống, ngòi có lông nhẹ, tràng 4 màu trắng, hình trứng ngược. Nhị nhiều, bao phấn hình vuông, bầu 2 ô, noãn treo ở đỉnh. Quả hình bầu dục, có 4 cạnh, 1 hạt.
B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: Trung bình
Phù hợp với: Đất phèn ngập nước. Cây ưa nước nên dễ chăm sóc, có thể bắt cây nở hoa tùy ý. Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, nên đặt cây ở nơi thoáng đoãng để cây phát triển điều ở cả 4 phía.
Được dùng làm cây cảnh có giá trị cao.
Là một trong 4 loại cây cảnh quý: Sanh, Sung, Tùng , Lộc.
Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, có mùa hoa nhiều, kéo dài tươi lâu, đẹp bền thì cần tuân thủ chặt chẽ một số biện pháp kỹ thuật về chọn cành giống, trồng ven bờ, tránh bóng râm che kín, không bón thúc bằng phân hóa học, nhất là phân đạm( kể cả nitơrat NO3-, sunphat…)
Nếu trồng trong bồn, trong chậu nên bón bằng hỗn hợp NPK hữu cơ vi sinh dùng cho hoa cảnh với hàm lượng N nhỏ hơn 10%, trộn với bột xỉ than, rắc trên mặt cho ngấm tự nhiên.